Phương Pháp Học Ngữ Pháp Tiếng Anh Ngoài Đường #1 – Cách Chia Động Từ

Chào các bạn, trong video này Tài muốn chia sẻ với các bạn một phương pháp để bạn hiểu ngữ pháp trọng tiếng Anh và tiếng Mỹ. Nó không phải chỉ trong tiếng Anh và tiếng Mỹ mà cho tất cả các ngôn ngữ phương tây.

Tài nghĩ rằng nếu bạn hiểu rõ sự khác biệt trong cách dùng động từ giữa phương Tây và phương Đông. Nếu mà bạn hiểu rõ sự khác biệt này nó sẽ giúp bạn trong việc dùng đúng động từ trong tiếng Anh, tiếng Mỹ, tiếng Tây Ban Nha hoặc các thứ tiếng khác.

Ở đây Tài có câu:   “Tôi đi qua con đường”

Tiếng Mỹ dịch là:  “I walk across the road”

Hoặc là:  “I walk across the street” – (“road““street” thì giống nhau).

Trong tiếng Tây Ban Nha thì là:  “yo camino por la calle”.

Các bạn không cần hiểu nghĩa mấy từ này là gì.

Bạn chỉ cần hiểu tâm lý, cách mà người ta dùng ngữ pháp của người phương Tây so với người phương Đông.

Cái đó là cái quan trọng còn từ vựng tiếng Anh hay tiếng Tây Ban Nha thì không thành vấn đề trong cái video này.

Tài chỉ muốn các bạn chú ý vào cách mà người phương Tây dùng động từ của người phương Tây khác với người phương Đông những gì.

Đối với người Việt Nam hay người Trung Hoa lúc người ta dùng động từ, nó không thay đổi.

Ví dụ như:

Đây là đường lộ, mình đứng ở bên đây, mình đi qua đường lộ.

Lúc mình đang đi qua mình có thể dùng chữ walk hoặc camino được.

Mấy chữ walk, camino…giống nhau.

Cái khó hiểu là lúc mình đi qua đường lộ rồi, lúc mà mình đứng bên này rồi thì tiếng Việt mình vẫn dùng chữ đi.

Chữ đi không thay đổi, không ráp them chữ vô hay rút chữ ra, không có gì cả.

Nhưng đối với phương Tây họ rất quan trọng.

Trong cái lúc mà mình dùng đang đi qua đường lộ, thì mình có thể dùng từ walk được, hoặc là camino được.

Nhưng mà lúc mình đi qua rồi, lúc mình làm xong rồi, xong cái hành động đó rồi thì mình không có quyền xài cái chữ đó được nữa.

Mình phải ghép chữ vào, thêm chữ vào để cho mọi người biết rằng cái hành động đa xảy ra rồi.

Ví dụ như, Tài đi qua đường lộ rồi, thì Tài sẽ nói là:

I walked across the street.

Mình phải gắn thêm vào chữ -ed sau lung. Mình phải gắn thêm vào để mọi người biết rằng cái vấn đề đó đã xảy ra rồi.

Còn nếu mình không gắn cái này vào thì mọi người không biết là mình đã đi qua đường lộ rồi.

Ví dụ như tiếng Việt:

Tôi đi qua con đường ngày hôm qua.

Khi mà mình đọc tiếng Việt: “đi“ “ngày hôm qua” thì cái chữ “ngày hôm qua“ cho biết là mình đã “đi“ qua rồi bởi vì vậy mình không cần phải thay đổi động từ “đi” này, ghép chữ vào hay rút chữ ra gì cả.

Mà các tiếng phương Tây như Mỹ, Tây Ban Nha, Anh, Đức…người ta phải ráp vào hoặc rút ra. Nó phải thay đổi động từ, không để giống như lúc mà mình “đi” qua đường lộ được.

Ví dụ, “I walked across the street  yesterday”.

Bạn sẽ nghĩ rằng chữ yesterday này giống như chữ “ngày hôm qua”. Mình đã nói “ngày hôm qua” rồi thì lý do gì phải thay đổi mấy chữ trong câu này.

Mà trong các tiếng của phương Tây, lúc mà hành động đã xảy ra rồi thì mình dùng chữ “yesterday” mình phải ráp vào thêm chữ này nữa.

Cái này chỉ là dư ra thôi, mình phải thay đổi cái này. Nếu mình không thay đổi cái này thì không đúng với ngữ pháp của tiếng Mỹ.

Nếu người Mỹ họ nghe bạn nói:

“I walk across the street yesterday“

…thì người ta vẫn hiểu được bạn 100%.

Ví dụ bạn không dùng thêm –ed thì người ta vẫn hiểu bạn 100%.

Ví dụ như trong tiếng Tây Ban Nha:

Yo camino por calle ayer.

Thì ayer là chữ “ngày hôm qua”.

Trong tiếng phương Đông khi có chữ này vào thì người ta hiểu là chuyện này đã xảy ra rồi. Nhưng đối với người phương Tây thì cái này không đúng ngữ pháp.

Mình muốn chính xác thì mình phải thay đổi cái động từ này. Đổi “camino” thành “camine”.

Như vậy mới đúng theo ngữ pháp của tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh hay tiếng Mỹ.

Mong rằng Tài giải nghĩa giúp bạn hiểu được thêm lý do tại sao mà mỗi lần bạn nói cái chuyện này, ví dụ như bạn nói rằng:

“I walk across the street.“

Còn ngày hôm qua:

“I walked across the street yesterday.”

Hoặc là sau này bạn thêm vào:

“I should have walked across the street.”

Mỗi lần bạn nói việc xảy ra rồi, mỗi hoàn cảnh khác thì nó sẽ thay đổi cái chữ này.

Ví dụ như bạn nói là:

“Tôi đi qua con đường ngày hôm qua”

Nhưng một năm sau bạn suy nghĩ rằng lúc mà mình đi qua con đường này mình nên làm việc gì đó, ví dụ như mình nên cẩn thận hơn.

Lúc mình thêm chữ đó vào thì mình phải thay đổi thêm chữ này nữa. Ví dụ như đây là tháng 10 /2013, mình đi qua đường lộ, mình dùng là:

“I walked across the street.”

Nhưng mà ví dụ như thời gian đi qua chừng nào thì cái chữ này khác chừng đấy.

Bởi vì ví dụ như 5 năm sau là năm 2018, họ sẽ không dùng –ed nữa mà dùng cách khác. Rồi 10 năm sau, mỗi lần thời gian lâu chừng nào thì cái hoàn cảnh mình kể lại chuyện mình đi qua đường, động từ này sẽ thay đổi khác nữa.

Lúc các bạn muốn dùng ngữ pháp đúng, thì các bạn phải học cái này. Lúc Tài học tiếng phương Tây thì Tài rất làm biếng nhớ những cái này.

Bởi vậy Tài chơi ăn gian, lúc Tài học năm thứ 1, thứ 2 tiếng Tây Ban Nha, Tài không thay đổi gì cả.

Tài không biết giờ nào hay hoàn cảnh nào, năm nào Tài dùng cả. Khi mà Tài dùng là Tài chỉ dùng “caminar”, Tài không thay đổi gì cả, làm cho nó dễ hơn một chút.

Tại vì sao?

Vì trong tiếng phương Tây, thì khi mình dùng lộn cái động từ, thì mọi người vẫn hiểu. Nó không làm thay đổi cái hiểu cái mà người ta đang nghe mình nói. Nó chỉ thay đổi khi mình viết ra người ta sẽ biết mình viết đúng hay sai.

Mà điều mình muốn người ta hiểu thì người ta hiểu được 100%. Không phải người ta chỉ hiểu được 20% hay 90% mà người ta hiểu 100%.

Lý do Tài muốn chia sẻ vấn đề này có 2 lý do.

Một lý do đầu tiên là bạn đừng lo nhiều quá về vấn đề này lúc mà bạn đang học tiếng Anh hay tiếng Mỹ mình phải chơi ăn gian, mình phải làm sao để học cho mau, để mình giao thiệp với người ta được.

Để lúc đó mình tập nói, mình đừng có sợ. Tại nhiều khi Tài nghe bà con nói mà không dùng đúng động từ này, thì sau đó không dám mở miệng ra nói chuyện với người Mỹ nữa. Tại họ sợ quê, sợ nực cười hay gì đó, hay là sợ người ta không hiểu được.

Bạn đừng lo về vấn đề đó, cái động từ này dù bạn làm sai bao nhiêu thì người ta vân hiểu được 100%.

Chỉ khi bạn không dùng chữ “Walk “ mà dùng “swim“ hoặc “fly” thì lúc đó dĩ nhiên người ta không hiểu.

Ví dụ như bạn nói lộn:

“Tôi bơi lội qua đường lộ.“

…thì người ta vẫn hiểu, người ta chỉ cười thôi. Người ta không phải cười quê mình mà người ta nghe tếu tếu thôi. Bởi vậy đừng lo về mấy vấn đề đó.

Tài làm cái video này Tài muốn chia sẻ với các bạn thứ nhất là đừng lo về việc người ta cười mình hay người ta không hiểu mình. Người ta hiểu được 100%.

Cái vấn đề thứ 2 đó là nếu bạn muốn dùng đúng cái động từ này trong tiếng phương Tây, Tài khuyên các bạn nên nhớ cái thời gian mà mình làm nó sẽ cho mình biết sẽ dùng chữ nào phía sau này.

Cám ơn các bạn đã xem video này.

Mong rằng cách mà Tài giải nghĩa giúp được bạn học được thêm lý do và phương pháp để dùng động từ này đúng theo tiếng Mỹ. Và đừng sợ, nếu mình dùng không đúng người ta vẫn sẽ hiểu 100%.

Nếu bạn thích video này thì hay bấm nút “Like” hay “Subscribe” để chia sẻ với mấy bạn học sinh hoặc mấy bạn đang học tiếng Anh.

Đây chỉ là phương pháp Tài nghiên cứ và chia sẻ cho các bạn.

Cảm ơn các bạn và hẹn gặp lại trong các video khác.

==================================================

Bạn có thể hỗ trợ blog này bằng cách quyên góp ở đây.

==================================================

Video transcription & editing has been provided by T. Ninh.

7 thoughts on “Phương Pháp Học Ngữ Pháp Tiếng Anh Ngoài Đường #1 – Cách Chia Động Từ”

  1. Em muốn học tiếng anh nhanh nhất để giao tiếp , anh hãy chỉ cho em cái người mỹ sử dụng thông thường nhất

  2. A phan tich vay cug hieu,nhung cach phat am m k chuan dc .tai sao vay nhi.va tai wa ben do dc may nam rui. A noi cu nhu nguoi nuoc ngoai vay

  3. Em tên Tuấn.em thích học tiến anh lắm!em thi chưa biết j về tiến anh.em có xem vài video của anh.em thay anh noi tiên anh hay quá. Anh là người mi góc viêt. Anh có điêu kiên tiếp xúc với nguoi nuoc ngoài. Còn em thi nguoi vn.công viec thì không có tiếp xúc voi nguoi nước ngoài. Em củng bắt chước anh nói roi roi cung k hiu. Giờ em nên bắt đâu học từ đâu xinh anh Tai tư vấn em. Em Tuân!!

Leave a Reply

Your email address will not be published.