Bạn nên xem video này trước:
4 Loại Kinh Doanh: Phần #1 – Giới Thiệu
“Traditional” nghĩa là truyền thống. Nghĩa là kiểu làm ăn từ trước tới nay.
Chỉ Có 10% Kinh Doanh
Sẽ Thành Công
Về “ Traditional Business “ thì trong những video trước Tài đã nói thì trong 100 việc kinh doanh thì trong năm đầu tiên thì 90% sẽ thất bại, chỉ còn lại 10% thôi.
Trong 10% còn lại thì 5 năm sau thì chỉ còn 10% của số đó còn tồn tại, còn 9 cái kia đều thất bại cả.
Bởi vậy trong 100 việc kinh doanh mới thì 5 năm sau chỉ có 1 việc kinh doanh còn tồn tại.
Bởi vậy mình ghi vào đây là 10%.
Mình biết rằng là ở Mỹ có rất nhiều hãng gặp vấn đề như thế này, bởi vậy trung bình ai cũng đồng ý rằng trong kinh doanh chỉ có 10% thành công và 90% thất bại.
Cái đó là chuyện bình thường.
Mình bắt đầu kinh doanh mà 9 lần thất bại và một lần thành công, thì một lần thành công sẽ làm ra đủ tiền để bù lại 9 lần mình thất bại.
Nói tóm lại, ví dụ mỗi việc kinh doanh mình mở ra mình mất $10,000.
Mình mở kinh doanh mất $90,000 nhưng có một lần thành công thì nó sẽ tạo ra vài trăm ngàn để bù lại những lần kinh doanh mình mất tiền.
Tài ví dụ số $10,000 hay $90,000 chỉ là ví dụ thôi.
Tài nghĩ mình không nên mất từng đó tiền để biết được việc kinh doanh mình sẽ thất bại hay thành công.
10% Kinh Doanh Thành
Công Là Chuyện Thường
Tài muốn các bạn biết trước rằng 10% này là chuyện thường.
Đó không phải việc thất bại hay gì cả.
Bởi vậy mình mà nghe người ta nói thất bại 7,8 lần trong kinh doanh trước khi thành công thì đó chỉ là chuyện thường thôi, đừng nghĩ rằng đó là thất bại gì cả, điều đó rất tốt.
Bởi vậy bạn có thể hiểu được việc “kinh doanh xưa nay” hay “traditional business” , nên Tài sẽ không dùng từ “xưa nay” nữa mà dùng từ “traditional” luôn để các bạn học tiếng Anh và phát âm cho đúng.
“Traditional Business “ là việc bán sản phẩm hay “product” hoặc “service”.
Nếu bạn muốn ghi lại thì Tài khuyên các bạn ghi lại bằng tiếng Anh luôn để sẵn đó mình học tiếng Anh luôn.
“ Traditional business “ bán “product” hoặc “service”.
“Product” như:
- điện thoại
- cây viết
- đồng hồ
- là cái áo
- cái quần xà loỏng
- đôi giày
… những thứ đó là sản phẩm.
“Service“ thì như:
- dịch vụ cắt móng tay
- dịch vụ cắt tóc
- dịch vụ làm luật sư
- dịch vụ bác sĩ
… đó là dịch vụ.
Bán Trước Hoặc Bán Sau
Phương pháp xưa này của “Traditional Business “ với “customer” hay “ khách hàng” là quảng cáo trên TV, radio, newspaper, magazine … hay bất cứ bảng quảng cáo, biển hiệu…để thu hút khách hàng.
Thu hút được khách hàng rồi họ sẽ bán “Front end sales”.
“Front” là phía trước, “End” là cái đuôi.
Ví dụ như cây viết này, khi Tài nói “Front end” nghĩa là phía đầu cây viết, còn “Back end” là phía đuôi cây viết.
Dịch lại là “bán trước” hoặc “bán sau”.
Ví dụ như mình vào nhà hàng, họ bán sản phẩm là tô phở.
Mình ăn tô phở xong nếu mình thích nhà hàng đó mình sẽ trở lại ăn hủ tiếu, bánh ướt, bánh cuốn hoặc đồ ăn khác.
Bởi vậy lúc nhà hàng bán đồ ăn ngon, thu hút được mình thành khách hàng rồi thì “back end” của họ sẽ tiếp tục bán hoài, đến lúc nào mình ko thích đi lại nhà hàng đó nữa thôi.
Còn sản phẩm dịch vụ ví dụ như tiệm là móng tay hay cắt tóc.
Nếu mình thích thì mình chọn chỗ đó lại.
Nếu lần đầu tiên quán đó làm cho mình thích về giá cả, dịch vụ (cắt tóc đẹp, làm móng tay đẹp) thì mình sẽ trở lại lần nữa.
Khi mình trở lại “back end“ thì tức là họ đã bán được lần thứ 2.
Đây là phương pháp làm ăn của “Traditional Business “.
Họ thu hút khách hàng, quảng cáo, bán sản phẩm hay dịch vụ đầu tiên và sau đó họ bán sản phẩm tiếp theo.
Tài đã nói sơ qua về “Traditional Business “ giờ Tài muốn nói tiếp về “Multi-Level Marketing” và “Network marketing”.
Nếu bạn thích video này thì hay bấm nút “Like” hay “Subscribe” để chia sẻ với mấy bạn học sinh hoặc mấy bạn đang học tiếng Anh.
Cảm ơn các bạn và hẹn gặp lại trong các video khác.
Bạn có thể hỗ trợ blog này bằng cách quyên góp ở đây.
=====================================================================
Bạn có thể xem video tiếp theo ở đây:
4 Loại Kinh Doanh: Phần #3 – Kinh Doanh Bán Hang Đa Cấp Hay Tiếp Thị Đa Cấp Là Gì?
=====================================================================
Video transcription & editing has been provided by T. Ninh.
3 thoughts on “4 Loại Kinh Doanh: Phần #2 – Kinh Doanh Bình Thường”