Phần I
Khủng Khoảng Tuổi 20
Và Nỗi Buồn Ví Lép
Chào các bạn !
Mình là Huệ , hiện đang định cư tại California , USA.
Gần đây mình có biết anh Tài qua chồng của mình và anh Tài mong muốn mình có thể chia sẻ kinh nghiệm về việc xin visa cũng như các thủ tục để sinh sống hợp pháp tại Mỹ.
Hi vọng những kinh nghiệm mình trải qua giúp được các bạn có thêm cái nhìn khái quát hơn.
Quá Trình Xin
Visa Đính Hôn (K1)
Khủng khoảng tuổi 20 và nỗi buồn ví lép.
Giống như mọi cô gái tuổi 21-22 mới tốt nghiệp đại học, mình cũng băm bổ đi tìm việc làm với mong muốn có được một chỗ làm ổn định đúng chuyên môn.
Nhưng đời chẳng như mơ , tạm gác lại kế toán , mình đi làm chăm sóc khách hàng trong một công ty du lịch. Lương không đến nỗi bèo , có tháng doanh thu cao , cũng đạt 6-7 triệu ( năm 2012) , cũng đủ mua vài bộ quần áo hàng hiệu Mao Trạch Đông và cuối tuần karaoke, lẩu ếch với đám bạn.
Nhưng trong lòng mình vẫn mang một nỗi buồn mang tên ví lép. Mức lương đó với chi phí đắt đỏ ở Hà Nội thì đến khi nào mua được nhà? Khi nào đổi được xe ( máy ) ?
Mình nhớ một bài báo cách đây không lâu có tính toán với giá nhà hiện nay thì lương công chức bình thường phải mất từ 50 đến 70 năm mới có khả năng mua được. Đến lúc đó đã gần hết đời , mặt nhăn như quả táo tàu , bụng vài ngấn mỡ , còn ham hố gì du lịch với thời trang.
Có thể các bạn sẽ hỏi “ Con gái con đứa lo mua nhà làm cái gì ? để chồng nó lo chứ !” Vậy nếu chồng cũng chỉ công chức làng nhàng như mình thì sao? Bỏ chạy theo đại gia ? Trừ trường hợp mặt xinh chân dài ngực to nhé , không thì tỉnh lại đi em !
Từ bé mình đã có tư tưởng đời mình là của mình , nếu không biết chuẩn bị lo liệu cho bản thân mà chỉ trông chờ vào người khác và may mắn thì túm lại đến hết đời bạn cũng chỉ như một cây tầm gửi mà thôi, cây đại thụ chết thì bạn cũng ngỏm.
Nỗi buồn ví lép mang tới một quyết định táo bạo thay đổi cả phần đời sau của mình “ Ra đi tìm đường cứu ví”. Mình gặp chồng và có cơ hội định cư tại Mỹ cũng là nhờ quyết định này.
Cuối năm 2012 , mình tìm được một công việc chăm sóc khách hàng trên mạng tại Philippines.
Cái hành trình này cũng gian nan, từ một đứa tiếng Anh thường thường mình mày mò làm CV , đọc kĩ các yêu cầu tuyển dụng và apply không biết bao nhiêu công ty đều trượt , cuối cùng cũng đã có một công ty gọi phỏng vấn mình. Họ gọi điện thoại về VN nói chuyện với mình rồi sau đó mất hút.
Buồn ơi là sầu !
Không nản chí , mình tiếp tục apply các công ty khác cùng lĩnh vực. Sau khi nhận được một vài email phản hồi, mình xách va li lên và đi.
Khỏi nói là mình liều như thế nào , chưa từng đi ra khỏi Việt Nam, không chắc công ty bên đó có nhận mình hay không , mình quyết định xin visa du lịch 3 tháng để có thêm thời gian ở lại tìm việc ( Thông thường du lịch Philippines do nằm trong khối Asean bạn có thể đi không cần visa , ở lại tối đa 21 ngày ).
Liên hệ với 2 người bạn học chung cấp 2 hiện đang sống tại Phil là Leo và Angela nhờ thuê giúp 1 bed space (giường tầng giống như kí túc xá đại học ở VN )với giá 100$ trong 1 tòa nhà gần trung tâm.
Ngày đi không có bữa tiệc chia tay , cũng chẳng có bạn bè tiễn , chỉ có mẹ ( cha mình mất sớm )và 1 cô bạn gái rất thân.
Mình tự nói với bản thân:
“Thanh niên quyết chí xin thề , không đầy 2 sọt ( dollar ) không về quê hương” .
Tất nhiên khi rời Philippines mình cũng không đủ 2 sọt dollar 😀 nhưng thâm tâm luôn cảm thấy may mắn vì đã có một tuổi trẻ đầy táo bạo , nhiệt huyết và mình đã sống hết mình.
Đây là bài viết đầu tiên của mình tại Phương Pháp Thành Công…
Vui lòng cho mình biết nhận xét hay cảm nhận về vấn đề nhập cư có thu hút các bạn hay không.
Bấm vào đây để xem phần 2:
Làm Sao Để Xin Được Visa Đến Mỹ: Phần 2
Visa Đính Hôn (Hôn Thê) Diện K1 Visa (Fiance Visa)
Bạn có thể hỗ trợ blog này bằng cách quyên góp ở đây.
Em thấy chị huệ giỏi quá em muốn như chị
Chào chị Huệ, Rất thích suy nghĩ khác người của chị (think out of the box) và thế giới thuộc về những con người dám nghĩ dám làm và có ước mơ. Em là tầng lớp trẻ VN lúc nào cũng nuôi dưỡng trong người 1 ước mơ là thay đổi cuộc đời tốt đẹp hơn khi còn trẻ để về già không phải hối tiếc đồng thời cũng giúp đỡ được mọi người xung quanh mình. Chị hãy chia sẻ thêm kinh nghiệm qua Mỹ để lứa sau tụi em học hỏi nhé. Cám ơn chị rất nhiều!
Cách viết hết sức gần gũi với người đọc. Em đã ghé blog rất lâu nhưng hôm nay mới comment phát đầu tiên 🙂 Mong được đọc những post hài hước, dí dỏm thế này thường xuyên 🙂
Huệ và anh Tài thân mến,
Cảm ơn rất nhiều!!! là điều đầu tiên mình muốn nói khi đọc những chia sẻ của 2 người.
Rất hay và thực tế.
Đọc những điều này làm mình ngồi trong đáy giếng và suy nghĩ, suy nghĩ……… Huệ à, bạn thật can đảm!
thật tuyệt vời khi đọc được bài viết này của chị, em cũng có suy nghĩ gần như giống chị và cách tốt nhất em nghĩ đến đó là Sang được Mỹ bằng đường du học và tìm cách ở lại !!, Mong đọng được những bài viết tiếp theo của chị!!
cảm ơn ~
Chào bạn Ly Tran
Có vài cách để bạn ở lại Mỹ sau khi du học
1. Lấy chồng quốc tịch Mỹ ( hoặc có thẻ xanh Mỹ ) tất nhiên có quốc tịch thì tốt hơn.Cách này dễ nhất nhưng chuyện vợ chồng do duyên số , nếu bạn lợi dụng họ để định cư thì kết cục cũng chỉ là kiểu ” ông mất chân giò, bà thò chai rượu”. Khó mà sống với nhau hp lâu dài.
2. Tìm được công ty tuyển dụng bạn và họ đồng ý làm visa và thẻ xanh cho bạn.
Cách 2 rất khó , vì thông thường bạn phải học một ngành nào bên Mỹ này đang cần nhân lực và bạn phải rất xuất sắc.
3. Ở lại bất hợp pháp
Cá nhân mình không ủng hộ cách này do bạn không có giấy tờ gì khi sinh sống nên không được hưởng chính sách an sinh xã hội của công dân , cũng không có quyền lợi gì khi đau ốm, không công ty lớn nào dám thuê bạn làm việc , chỉ có làm chân tay chui, nhiều rủi ro vô cùng.
Vậy tốt nhất là : học thật giỏi , làm việc thật chăm chỉ ,sống lương thiện hạnh phúc sẽ mỉm cười với bạn thôi 🙂
Đi du học roi kiem ai cuoi roi bảo lanh ở lai luon . Hay kiem ai đong tiên cho no lam ket hon cung ok
Cách viết của chị Huệ rất hay, đón phần tiếp theo… ngưỡng mộ sự dũng cảm của chị.
Cảm ơn Thái Sơn, mình là phụ nữ mà còn dám bon chen nên các anh đàn ông nếu có mong muốn bứt phá và tìm cơ hội làm việc, sinh sống ở nước ngoài hãy mạnh dạn học tập và phấn đấu để có tương lai như ước mơ nhé.