Chào các em, mong rằng các em đang mạnh khỏe ở bên Việt Nam.
Anh đang chạy xe trong thành phố Dallas, sắp sửa mưa mà đường bị kẹt hết, không đi đâu được.
Anh muốn hỏi các em một số vấn đề xem từ hồi tới giờ có khi nào em suy nghĩ về những vấn đề đó chưa.
Từ hồi đó tới giờ có khi nào em nghĩ có nhiều sản phẩm ngoài đời họ bán rẻ tiền và có cái thì họ bán mắc tiền.
Ví dụ chiếc Honda Civic ở Mỹ họ bán $18000-20000 USD cho 1 chiếc xe.
Còn mấy chiếc như Lexus thì nó bán tới $60000-70000 USD.
Rồi còn chiếc Roll Royce nó bán tới $250000 USD.
Lý do tại sao có 1 chiếc xe mà nó bán được giá cả từ $20000 USD tới 250000 USD được?
Tại sao vậy?
Tại sao mà dù là chiếc xe đó $20000 USD hay $250000 USD nó vẫn đưa mình đi từ A tới B nó không thay đổi gì cả.
Có thể chiếc xe 250000$ đưa mình từ A tới B nhanh hơn nhưng thật ra em có chiếc xe $1,000,000 USD thì cũng không được chạy quá 10 hay 15 dặm/ giờ trong phạm vi thành phố Dallas này.
Tại sao vậy?
Tại sao hãng họ có thể bán chiếc xe với giá $20000 USD và $250000 USD, giá cả nó chênh lệch xa nhau vậy?
Cái này chỉ là vấn đề sản phẩm thôi.
Có bao giờ em tự hỏi anh sao có người làm dịch vụ họ được 10$/giờ hoặc 100$/giờ hoặc 1000$/giờ?
Hồi nhỏ anh không hiểu lý do vì sao mà vấn đề này xảy ra.
Lý do tại sao có người có giá trị chỉ 10$/giờ mà thôi.
Ví dụ như ở Mỹ, tiểu bang anh ở là Texas ( có nhiều cao bồi).
Trong chỗ anh ở gần nước Mexico, những người Xì họ nghèo và không có ăn học.
Những người nghèo này trốn qua Mỹ ở thì họ đi cắt cỏ hay rửa xe, mấy chuyện lặt vặt, thì lương họ rất là thấp, rất khó để họ làm lương cao được.
Lý do tại sao vậy?
Lý do tại sao một người làm được 10$/giờ hoặc 100$/giờ hoặc 1 triệu $/giờ cũng có?
Hồi anh còn nhỏ anh không hiểu vấn đề này, rồi sau này anh hiểu được lý do vì sao mà sản phẩm và dịch vụ của người khác nhau, làm thay đổi cách anh làm ăn kinh doanh và doanh nghiệp của mình.
Vấn đề này tiếng Mỹ gọi là Commodity ,
Từ Commodity tiếng Mỹ là món đồ, sản phẩm hay dịch vụ mà chất lượng không thay đổi dù mình mua bất cứ chỗ nào.
Ví dụ như mình mua điện, xăng, nhớt hay nước thì cái đó tiếng Mỹ gọi là Commodity.
Dù mình mua của hãng A hay B thì chất lượng nó không thay đổi.
Điện là điện, còn mua xăng của hãng A hay B thì chất lượng nó không thay đổi.
Xăng mình mua thì đổ vào xe đều chạy bình thường thôi.
Bởi vậy mình rất cẩn thận lúc mình có sản phẩm hay dịch vụ của mình đã là Commodity rồi thì mình rất khó làm tiền được lắm.
Tại vì sao?
Tại vì khi mình làm sản phẩm của mình thành Commodity rồi thì thị trường sẽ đặt giá cho mình.
Và không phải mình đặt ra giá cả cho sản phẩm hay dịch vụ đó.
Lúc mình thay đổi sản phẩm thành Commodity rồi thì tiếng Mỹ gọi là Commoditize.
Những sản phầm mà mình đã Commoditize nó rồi thì khó mà làm có tiền lắm.
Tại sao? Tại vì lý do vì sao khách hàng phải mua dịch vụ của mình?
Vì sản phẩm của mình y chang như sản phẩm, dịch vụ của người khác thôi.
Để anh dùng vài ví dụ để cho em hiểu được.
Ví dụ như anh muốn mở ra nhà hàng bán phở hoặc café.
Người khách hàng sẽ nghĩ rằng tô phở hay ly café của thằng anh nó khác tô phở của người khác ra sao?
Không khác gì hết.
Ví dụ như ở Mỹ này giá một tô phở là khoảng 8$/tô, anh không biết ở Việt Nam bán bao nhiêu.
Mà ví dụ như ở Mỹ, trong thành phố Dallas, 1 tô phở là 8$, anh mở tiệm phở và bán 10$ thì bà con không chấp nhận chuyện đó vì các nhà hàng khác đề bán 7-8$ thì lý do gì mà khách hàng họ tới mua làm gì?
Vì tô phở của anh đâu có khác gì với tô phở của cửa hàng kia đâu.
Bởi vậy lúc mình làm kinh doanh mà bán sản phẩm, dịch vụ của mình giống sản phẩm khác thì không bao giờ mình đặt được giá cho sản phẩm cả.
Thị trường bên Mỹ này bán tô phở 8$ thì mình không có quyền bán hơn 8$.
Vì vậy mình phải làm cho sản phẩm của mình khác với các chỗ kia thì mình mới có quyền bán tô phở của mình hơn 8$.
Ví dụ như anh mở ra nhà hàng rồi anh nói rằng nhà hàng này chỉ dành cho những người đang cặp bồ thôi, vợ chồng hoặc bồ bịch mới vào ăn phở được.
Nhà hàng này anh sẽ làm cho khách hàng có kinh nghiệm là khi họ đi vào với người tình thì anh sẽ có người chăm sóc họ, làm tất cả những gì cho họ vui, mở nhạc theo yêu cầu…
Ví dụ như tiệm phở copy theo phong tục của người ở tiểu bang Dallas, rồi anh mở tiệm phở ở Sài Gòn mà có theme là Texas phở.
Thì anh có mấy nón cao bồi, hình ngựa, hình bò…thì sẽ làm cho tiệm phở của anh khác với mấy tiệm phở kia thì lúc đó tô phở này không còn là Commodity nữa.
Lúc mà nó không còn là Commodity nữa thì anh đặt giá cho tô phở được chứ không phải thị trường đặt cho nó nữa.
Điều này rất quan trọng khi mình mở kinh doanh hay bán sản phẩm, dịch vụ thì mình phải biết dịch vụ của mình có phải Commodity không?
Có rất nhiều em viết thư hỏi anh là khi vào Đại học mình nên học ngành gì, nghề gì hoặc lúc mình ra kinh doanh mình nên kinh doanh cái gì.
Tất cả những vấn đề này mình phải nghĩ rằng cái mà mình làm thì thị trường có coi nó là Commodity hay không?
Ví dụ như em mà vào học làm kĩ sư, hoặc IT, em phải tự hỏi rằng cái nghề IT này bên Mỹ trung bình nó trả 70000-100000$ /năm.
Mình phải tự hỏi rằng lúc mình ra trường thì mình khác những thằng IT khác như thế nào?
Mình mà không biết lý do sao mình khác mấy thằng kia thì mình chỉ là Commodity thôi.
Cái dịch vụ của mình chỉ giống như Commodity của người khác thôi.
Mình ra thị trường và muốn đòi hỏi lương hơn 70000-100000$ /năm thì không ai trả cho em cả, vì mình không làm thì nó trả cho thằng khác 70000-100000$ /năm, thì mình không cãi được gì cả.
Bởi vậy lúc mình vào đại học học ngành nghề gì đó thì các em phải suy nghĩ làm sao để cho em khác với những người khác.
Để anh ví dụ như lúc anh làm cho Gold-Gym, anh huấn luyện mọi người tập thể hình.
Lúc anh biết rằng cả chục thằng đang huấn luyện cho bà con ở trong đó thì thằng nào cũng giống nhau cả.
Bởi vậy lúc anh vào trong đó thì ai họ cũng trả 50$/giờ.
Lúc đó anh nghĩ dù rằng khả năng của anh giỏi hơn những thằng kia vì anh có nhiều kinh nghiệm hơn.
Nhưng không sao vì họ thấy việc mình làm không khác gì mấy thằng huấn luyện gym khác.
Bởi vậy lúc mà anh vào anh nói rằng anh sẽ phụ những người mới mổ lưng, mổ vai hay mổ đầu gối và huấn luyện cho họ mạnh lại cho vai, lưng họ mạnh lại sau khi mổ.
Mình có khía cạnh khác đó thì có khả năng mình tính phí cao hơn người khác được.
Bởi vậy đó là vấn đề mà hồi đó anh làm.
Anh mong rằng anh chia sẻ về Commodity để các em đừng ra ngoài đời hay vào trường đại học mà mình bị kẹt trong vấn đề mình lấy tài năng, khả năng của mình hay dịch vụ của mình bị Commoditize.
Mình phải tự hỏi rằng cái dịch vụ của mình hay sản phẩm của mình khác với các sản phẩm của những người khác như thế nào.
Mình không trả lời được câu hỏi đó thì mình không biết lý do làm sao mà mình khác hơn thì mình không có quyền đặt giá cao hơn người khác bán.
Lúc đó thì khó mà làm tiền lắm, anh không thích bị kẹt trong hoàn cảnh đó.
Tại vì lúc mình bị Commoditize rồi thì hãng xưởng xem tài năng, khả năng hay dịch vụ của mình không khác gì mấy người khác.
Lúc đó mình bị kẹt vào đó thì mình không có lương cao hay không làm tiền được.
Tại vì chủ hãng xưởng có muốn trả lương cao hơn nữa cũng không trả được vì thị trường đã đặt ra giá của người làm công việc này giá bao nhiêu rồi, mình không được trả cao hơn được.
Bởi vậy các em mà bỏ ra thời gian để xem xem sản phẩm, dịch vụ của mình nó có khác cái gì không?
Bởi vì lúc đó mình mới làm có tiền được.
Để anh dùng vài ví dụ để cho các em hiểu vấn đề này, anh không muốn các em bị kẹt vào vấn đề này và suốt cuộc đời mình chỉ làm lương giống nhau, không có lương cao hơn.
Hoặc mình bán dịch vụ gì đó mà mình phải cạnh tranh với các hãng khác, mình phải hạ giá.
Đừng làm như vậy, tại vì mình làm vậy không bao giờ có tiền được cả.
Ví dụ như có 1 người em viết thư cho anh nói rằng họ có công ty dịch vụ du lich gọi là IndochinaTravelVietNam.com, anh không nhớ rõ lắm.
Người em đó hỏi phương pháp nào để lấy thêm khách hàng, để làm thêm tiền, bán thêm được nhiều tour đi Lào, Campuchia cho người Mỹ.
Nói tóm lại người chủ của dịch vụ đó hỏi rằng phương pháp nào để lấy thêm khách hàng.
Ví dụ như anh có Travel Agency ở bên Việt Nam, rồi đưa bà con đi du lịch Lào, Hà Nội, Sài Gòn hay Campuchia…
Anh mà ghi quảng cáo mà nói là Travel Agency ở bên Việt Nam thì nó không khác gì mấy Travel Agency khác cả.
Bởi vì người khách hàng ở Mỹ hay châu Âu họ nhìn vào chỉ là 1 Travel Agency ở Việt Nam thôi, có khác gì đâu.
Mình làm vậy thì không bao giờ mình làm có tiền, khó lắm, không phải là không thể làm có tiền chỉ là rất khó, mình không thể đặt giá cao được.
Ví dụ như anh ở Việt Nam mà anh muốn dẫn khác Mỹ hay Châu Âu qua thì anh sẽ bảo rằng đây là hướng đi của ông Hồ Chí Minh hay ông tướng Giáp.
Tuyến đường này là các ông này đã đi trong thời chiến tranh giữa Việt Nam và Mỹ, hoặc Việt Nam và Pháp.
Lúc bà con bên Mỹ qua Việt Nam thì anh sẽ dẫn họ đi trên đường đi này.
Đây là tuyến đường của tướng Giáp đã đi và đánh giặc ở đây, như ở Điện Biên Phủ hay Đà Nẵng…
Hoặc là cái tòa nhà này là nơi tụi Mỹ bị đuổi ra khỏi Sài Gòn…
Mình quảng cáo như vậy, thì sẽ đưa khía cạnh của mình khác hơn các Travel Agency kia.
Rồi anh sẽ nói với mấy thằng Mỹ hay Châu Âu rằng lúc mày qua đây đừng đem theo máy tính , hay điện thoại gì cả.
Vì trong lúc đi du lịch này anh sẽ đưa các những người đó đi như lúc xưa đánh giặc giữa Việt Nam và Mỹ.
Anh quảng cáo như vậy thì khía cạnh nó khác hơn, rồi anh nói tụi Mỹ rằng lúc chúng mày qua đây phải mang dép rồi ăn mặc như tụi Việt Cộng ngày xưa vậy.
Rồi lúc tụi mày qua thì sẽ dẫn tụi mày đi con đường này để có kỉ niệm giống như những người ngày xưa đang đánh giặc giữa Việt Nam và Mỹ hoặc giữa Việt Nam và Pháp.
Lúc mình có khía cạnh như vậy, khác với các Travel Agency kia, không phải là Commodity nữa.
Lúc đó mình quyền đặt giá mình muốn.
Thay vì mình tính 1000$ hay 2000$ cho kỉ niệm này thì mình tính họ 10000$ hoặc 20000$.
Tại vì sao?
Tại vì đây là kỉ niệm đặc biệt, không phải là Travel Agency bình thường, không phải là tour guide như bình thường.
Cái tour guide bình thường thì mình chỉ được tính giá như tour guide bình thường thôi, mình không được tính giá cao.
Bởi vậy mình làm khía cạnh như vậy thì mình có quyền được tính phí cao, và dịch vụ, sản phẩm của mình không phải là Commodity nữa.
Bởi vậy mong rằng các em xem video này và các ví dụ anh chia sẻ với các em, nó sẽ giúp các em tránh khỏi việc sản phẩm em bán, dịch vụ của mình hay tài năng của mình bị Commoditize.
Hi vọng rằng video này giúp các em hiểu được vấn đề về Commodity và mình có quyền bán sản phẩm hay dịch vụ của mình cao giá hơn là bình thường.
Những em mà chưa subscribe vào đài này thì bấm nút subscribe, em mà thích vấn đề làm ăn trong video này thì bấm nút like không thì bấm dislike cho anh biết để anh thấy video nào có nhiều like thì anh làm thêm video về vấn đề đó.
Em có thể bấm nút like đó hoặc nút like trên facebook, tại gần đây anh mới gắn facebook vào vì nhiều người hỏi tại sao anh không gắn facebook vào trang của anh để dễ chia sẻ với mọi người.
Nếu em có comment gì thì để dưới video này và anh em mình gặp lại sau.
=========================================
Nếu bạn thích video này thì hay bấm nút “Like” hay “Subscribe”.
Cảm ơn các bạn đã xem video này , chúng mình sẽ gặp lại sau.
Bạn có thể hỗ trợ blog này bằng cách quyên góp ở đây.
===================================================
Video transcription & editing has been provided by T. Ninh.
rất hay. anh có thể phát triển đề tài này để mọi người học hỏi