Chào các bạn đây là Tài đây.
Trong video này Tài muốn trả lời một câu hỏi mà gần đây Tài nhận được nhiều email và comment trên facebook mà bà con gửi cho Tài ở Việt Nam, hỏi rằng:
“ Phương pháp bán hàng, dịch vụ như thế nào?”
Bởi vậy trong video này Tài muốn chia sẻ với các em rất là nhanh 5 bước để mình bán sản phẩm như thế nào.
Trong tay anh cầm cái điện thoại này, anh sẽ dùng vài sản phẩm để cho các em hiểu 5 bước đi để đem người khách hàng từ lúc họ vào cửa hàng mình hoặc lúc mình bắt đầu nói chuyện với họ tới lúc họ mua sản phẩm của mình.
Trong tay anh đang cầm cái điện thoại Galaxy Note 2.
Anh nghĩ rằng cái điện thoại này có thể cạnh tranh với Iphone được, điện thoại này rất là tốt.
Cái này không phải là phương pháp bán sản phầm mà chỉ là cái điện thoại anh thích, nó chụp hình tốt và có cái bút để mình muốn viết tiếng Tây em Nha, Tàu, Đại Hàn, Việt Nam…
Lúc mình gửi Text message rất dễ.
Trở lại vấn đề em sản phẩm.
Lúc anh chia sẻ vấn đề này với các em, các em nên hiểu là đừng chú ý vào cái chữ mà anh dùng để bán điện thoại này.
Đừng chú ý vào chữ anh nói vì tiếng Việt của anh rất là dở, bởi vậy em mà chú ý vào tiếng Việt của anh thì em sẽ bị mất phương pháp.
Anh chia sẻ phương pháp để em sản phẩm là chú ý vào phương pháp và 5 phương pháp anh chia sẻ với các em, đừng chú ý vào chữ anh dùng.
Rồi các em biết tiếng Việt giỏi ở Việt Nam thì em dùng những từ đúng theo cách người ta nói bên Việt Nam.
Hồi đó giờ anh chỉ bán hàng bằng tiếng Mỹ và Tây em Nha chứ không bao giờ bằng gì tiếng Việt cả.
Bởi vậy các em nhớ vấn đề đó nhé, có nhiều từ, chữ anh nói không đúng nhưng miễn em hiểu được phương pháp thì sẽ bán được nhiều sản phẩm ở Việt Nam.
Phương pháp dù em bán ở Mỹ, Tây em Nha, Anh, Úc hay Việt Nam thì nó giống nhau cả.
Chữ thì tùy theo tiếng mình nói.
Đầu tiên khi khách hàng vào hỏi mua điện thoại thì mình đừng có nhảy ra, rồi mình kéo điện thoại rồi nói:
“ Mình có cái Galaxy, hay Iphone, hay HTC Evo…”
Lúc họ muốn mua sản phẩm của mình thì câu hỏi đầu tiên mình nên hỏi là lý do gì họ kiếm cái điện thoại loại đó.
Dù trong thâm tâm em nghĩ anh hỏi vậy làm gì, người ta muốn mua điện thoại để gọi cho bà con anh em, hay nói chuyện với người khác.
Cái đó không phải là câu hỏi mình hỏi mà mình nên hỏi:
“ Lý do anh vào kiếm cái điện thoại để làm gì? ”
“ em mua điện thoại này cho em hay cho bà con, em bè, anh em ?”
Lý do mình hỏi lý do họ mua điện thoại này anh vì mình muốn biết rằng cảm xúc của họ để họ mua cái điện thoại này.
Chứ không phải mình hỏi họ dùng cái này để làm gì, không lẽ mình dùng cái điện thoại này để gắp đồ ăn sao, cái này dùng để nói chuyện với người khác.
Mình muốn hỏi họ để họ nói ra cảm xúc của họ để mình tìm ra cảm xúc của họ vì sao mua các điện thoại này.
Ví dụ như anh hỏi em:
“ em muốn mua điện thoai? em muốn mua cái điện thoại này dùng cho vấn đề gì?”
“ Mua sinh nhật, mua cho em hay cho bà con…?”
Rồi em trả lời:
“ Tôi muốn mua điện thoại cho tôi vì cái điện thoại của tôi bị hư. Nó bị rớt vào nước…”
Lúc họ nói lý do gì mình không cần biết.
Dù là họ mua mới, mua do bị hư , mua cho bạn bè, con cái…Lý do đó mình không cần biết.
Lúc họ nói xong, câu hỏi đầu tiên mình nên hỏi là :
“ How do you feel about that?”
“ Cảm xúc của em như thế nào?”
Họ sẽ nói:
“ Tôi bực mình quá, không có điện thoại để làm ăn”
“ Tôi rất bực mình…”
Những từ họ dùng để chia sẻ cảm xúc của họ thì em nên nhớ trong đầu của em.
Em không cần nhớ họ mua cái điện thoại này cho ai, em nhớ chữ họ dùng nói lên cảm xúc của họ như thế nào.
Đó là bước đầu tiên em nên hỏi họ.
Ví dụ như họ nói:
“ Tôi bực mình quá, không có điện thoại dùng”
Hay : “ Tôi đau khổ quá” …
Em nhớ từ , câu nói đó vì sau này mình dùng những cái đó để khuyên họ vì sao nên mua cái điện thoại này.
Lúc mình tìm ra cảm xúc của họ, lý do vì sao họ muốn vào tiệm mình mua điện thoại, thì bước thứ 2 là mình chỉ họ cái điện thoại nào họ muốn.
Lúc mình tìm ra cảm xúc của họ, lý do vì sao họ muốn vào tiệm mình mua điện thoại, thì bước thứ 2 là mình chỉ họ cái điện thoại nào họ muốn.
Hoặc họ không biết nên mua cái Iphone, hay cái Galaxy Note 2…
Thì lúc mình chỉ họ, ví dụ như mình muốn bán cái điện thoại này cho họ, mà họ cũng có thể qua cửa hàng khác mua Iphone hay điện thoại khác.
Lúc mình giới thiệu cho họ về cái điện thoại này thì đừng bao giờ mình nói với họ là cái điện thoại này nhiều chức năng.
Ví dụ như nói với họ cái điện thoại này có màn hình lớn, có cây viết, nó mỏng,nhẹ, nó màu trắng…đừng có nói những thứ đó.
Vì những vấn đề đó không bao giờ làm người ta muốn mua sản phẩm của mình cả.
Vậy mình nên nói vấn đề gì?
Mình nên nói để làm sao có quyền lợi cho người khách hàng đó và mình phải nói làm sao có vấn đề cảm xúc của họ trong đó.
Tiếng Việt của anh không rõ nên để anh ví dụ cho các em hiểu.
Ví dụ như anh muốn nói rằng cái điện thoại này có màn hình lớn nhất trong tất cả các điện thoại thông minh.
Thì thà rằng anh nói màn hình lớn giúp mình dễ coi các hình ảnh hơn, hoặc lúc có hình vợ con mình trên đó thì dễ nhìn hơn.
Nhìn chữ to hơn sẽ không làm mắt mình bị nhức mỏi.
“ Đau mỏi” là cái cảm xúc, lúc anh nói có thể nhìn thấy những người mình yêu thương thì chữ “ Thương” sẽ có cảm xúc với người đó.
Mình nói cái gì cũng phải có cảm xúc ở trong đó.
Ví dụ như anh muốn nói rằng cái điện thoại này có cái viết rất tiện.
Anh sẽ nói cái điện thoại này tốt lắm vì nó có cái bút này có thể viết tiếng Việt , đánh chữ có dấu dễ dàng hơn nhiều là bấm bàn phím, nó nhức đầu, đau đớn, bực bội lắm.
“ đau đớn” , “bực bội” là những từ chỉ cảm xúc của mình.
Lúc mình nói vậy người khách hàng sẽ nghĩ :
“ Thằng này nói cũng đúng nhỉ. Lúc mình bấm tiếng Việt nó bực mình lắm, tùm lum tùm la hết trơn”
“ có cây viết này mình ghi cái có cái dấu là xong”
Mình nói vậy thì cảm xúc của người đó tăng lên.
Tiếng Mỹ là Temperature tăng lên.
Mình nói nhiều vấn đề cảm xúc thì nhu cầu mua của họ sẽ lên thêm.
Lúc mà nó lên như vậy thì mình có cơ hội bán sản phẩm.
Bởi vậy lúc đầu tiên mình tìm lý do làm sao họ muốn mua sản phẩm này và vấn đề thứ 2 là mình chỉ ra những cảm xúc mà cái điện thoại này tạo ra.
Ví dụ như cái điện thoại này có bộ nhớ 16Gb, chứa được nhiều bản nhạc lắm, thì mình đừng nói họ cái điện thoại này có bộ nhớ 16Gb, rồi chứa được 10000 bản nhạc.
Mình nên nói rằng trông cái điện thoại chút xíu vậy nhưng chứa được 10000 bản nhạc tình cảm, vui vẻ ( chứ đừng nói với họ rằng bộ nhớ của máy là 16Gb , họ sẽ không hiểu).
Khi em muốn nghe những bản nhạc với bạn bè trên lớp hoặc bồ bịch thì em làm được hết.
Em dùng những từ cảm xúc thì làm cho lòng họ muốn mua hơn.
Ví dụ như anh có cây viết được gắn vào đây thì nó tiện.
Mình đừng nói là nó gắn vào đây nó tiện.
Mình nói là cây viết này cầm rất nhẹ nhàng, chữ viết đẹp nhưng dễ bị mất nên Samsung đã nghiên cứu gắn vào đây rất là tiện để cho mình đừng lo lắng về việc mất cây viết này.
Chữ “lo lắng” là chữ cảm xúc làm cho người khách hàng muốn mua hơn.
Mỗi lần em có sản phẩm gì thì em ghi ra tất cả các vấn đề mà điện thoại có, mấy vấn đề tốt.
Em để một bên rồi ghi ra những chữ cảm xúc để mình chia sẻ với khách hàng mình để lúc họ vào mình chia sẻ với họ.
Chứ mình đừng tốn thì giờ nói rằng điện thoại này đẹp, có nút bấm dễ…
Mình nên nói mấy cái nút bấm này rất êm tay.
Hoặc lúc mình cầm cái điện thoại này nhẹ, mình đừng nói cầm nó nhẹ.
Mà nói cái điện thoại này nhẹ nhàng nên khi bỏ vào túi không làm mình khó khăn, bực bội.
Nhớ nhé đầu tiên là mình hỏi lý do của họ là sao, bước thứ 2 là mình chia sẻ những điểm tốt của sản phẩm của mình mà mình dùng những từ có cảm xúc trong đó.
Vấn đề thứ 3 là mình phải hỏi người khách hàng là sản phẩm này là mỗi lần mình chỉ ra một vấn đề là mình phải hỏi họ.
Mình phải hỏi người khách hàng đó là vấn đề đó có quyền lợi cho người khách hàng hay là không.
Để anh dùng vài ví dụ.
Ví dụ như anh nói cái điện thoại này có cây viết nó làm cho tay mình viết rất là dễ, bỏ dấu rất là dễ, không làm mình bực bội.
Rồi xong người khách hàng đó nói : “ Cái đó cũng hay ha”.
Bước thứ 3 là mình phải hỏi họ:
“ bạn thấy có cây viết này có tiện lợi để dùng viết tin nhắn cho bạn bè hay làm ăn không?”
Mình hỏi vậy để mình khuyên họ rằng cái vấn đề đó sẽ giúp được cảm xúc, cuộc sống và lý do mà họ nên mua sản phẩm này.
Ví dụ như anh nói cái màn hình này lớn để con mắt mình không bị nhức mắt.
Mấy nút bấm rất lớn, người mù cũng bấm được nữa, chữ lớn không làm mắt mình nhức mắt hay phải nheo mắt để nhìn.
Lúc họ nói cái đó tốt thì em phải hỏi họ :
“ bạn có thấy mấy cái nút lớn vậy có giúp bấm dễ hơn lúc đang lái xe không ? “
Mình phải làm sao khuyên họ chấp nhận rằng cái điện thoại này giúp ích cho họ.
Cái đó là bước thứ 3.
Bước thứ 4 lúc họ chấp nhận những điều mà em chia sẻ với họ về những điều có lợi của cái điện thoại này.
Lúc em chia sẻ xong rồi thì phải có cách em hỏi người ta để người ta rút tiền trong túi ra đưa cho mình.
Với người bán hàng tới mức này là mức khó nhất là mình phải lấy tiền người ta, phải hỏi người ta đưa tiền cho mình, cái đó là khó nhất.
Lúc em tới mức này thì bên Mỹ hay dùng Credit card hay Master Card.
Với anh lúc tới mức anh phải hỏi tiền người ra thì anh sẽ nói rằng : …
Bên Mỹ này khi họ trả tiền họ hay dùng 2 loại Credit card hoặc tiền mặt.
Đến lúc anh phải hỏi người ta tiền trả cho sản phẩm này thì lúc đó rất dễ lắm.
Lúc người ta vào hỏi mình đừng có bị cứng lưỡi, mình cứ bình thường thôi à.
Trong đầu óc mình mình phải suy nghĩ họ muốn mua sản phẩm này rồi.
Trong đầu em đừng có suy nghĩ rằng :
“ Mong rằng nguời này sẽ mua sản phẩm của mình”
Đừng có bao giờ trong lòng mình nghĩ như vậy anh vì lúc trong lòng mình sợ rằng họ không mua sản phẩm của mình hay họ từ chối mình thì sự lo lắng sẽ phát ra mặt mày mình, ngoài tướng mình.
Mình phải đứng mạnh dạn, lúc anh đứng ra bán sản phẩm gì thì anh nghĩ là em đã mua rồi.
Em đã muốn mua rồi, anh chỉ đứng ra giúp em biết vì sao sản phẩm này tốt thôi chứ anh không bao giờ nghĩ rằng là mình lo lắng người này có chịu mua sản phẩm này không.
Đừng bao giờ nghĩ như vậy.
Bởi vậy lúc mình hỏi họ tiền thì rất là dễ.
“ Bạn tính dùng Credit card hay tiền mặt để lấy sản phẩm này?”
Tiếng Mỹ thì ít bao giờ anh dùng chữ “mua” vì từ “mua” sẽ làm cho khách hàng nghĩ họ phải mất tiền.
Cái điện thoại này bên Mỹ là khoảng 500-600$ còn của nhà mạng thì cũng 200$.
Bởi vậy mình nói từ “mua” thì trong đầu óc họ nghĩ rằng tôi sắp sửa mất 200$ cho cái điện thoại này.
Họ không nghĩ rằng mình bỏ ra 200$ rồi mình nhận được cái điện thoại này.
Họ sẽ nghĩ rằng mình sắp sửa mất 200$, thằng này chuẩn bị lấy 200$ của mình.
Anh không bao giờ thích dùng chữ “mua”, anh hay thích dùng chữ “invest- đầu tư”
Anh sẽ nói trong tiếng Mỹ là :
“Would you like to use cash or credit card to take this phone with you?”
Hoặc :
“Would you like to use cash or credit card to end of all your trouble right now?”
Dịch sang tiếng Việt là :
“ Bạn muốn dùng tiền mặt hay credit card để kết thúc hết tất cả đau khổ khi em không có điện thoại tốt”
Em nhớ là tiếng Việt của anh không tốt nên đừng dùng mấy chữ anh dùng, cái đó chỉ là ví dụ thôi.
Em dùng phương pháp và từ nào mà không có chữ mua trong đó.
Ví dụ như anh không biết tiếng Việt giỏi nhưng anh về Việt Nam hôm nay, rồi anh bán cái điện thoại này thì anh nói:
“ Bạn muốn dùng tiền mặt hay credit card để ngăn chặn hết tất cả đau khổ khi em không có điện thoại tốt”
Nhớ nhé câu đó thì họ sẽ trả lời tiền mặt hoặc credit card.
Anh dùng ví dụ tiền mặt và credit card vì bên Mỹ xài tiền mặt và credit card chứ anh không biết ở bên Việt Nam em dùng cái gì để thanh toán, em dùng cái gì thì gắn vào câu đó.
Họ sẽ trả lời tiền mặt hoặc credit card xong mình lấy tiền và hỏi họ :
“Bạn có cái điện thoại cũ không để tôi chuyển mấy số điện thoại của bạn vào điện thoại mới. Trong lúc chuyển danh bạ qua tôi sẽ hỗ trợ bạn các giấy tờ để lấy cái điện thoại này”
Lúc đó thì mình làm xong rồi.
Đó là 4 bước, bước thứ 5 là trước khi người khách hàng lấy cái điện thoại này đem về thì mình bỏ ra 5-10 phút giúp họ dùng cái điện thoại này như thế nào.
Sau đó mình nên hỏi họ:
“ Bạn thích cái điện thoại này thì bạn biết có bà con anh em hay bạn bè mà cũng thích xài điện thoại thông minh này thì giới thiệu cho họ với nhé”
Tiếng Mỹ gọi là refer, hỏi họ cho mình người khách hàng để mua cái điện thoại đó.
Lý do vì sao mình nên hỏi họ lúc họ vừa mới mua cái điện thoại xong, mình hỏi họ tên tuổi của người khách hàng khác, người bà con anh em mà cần xài điện thoại?
Lý do là lúc người ta bỏ ra 200$ để mua cái điện thoại này rồi thì cảm xúc của họ đang lên cao, lúc họ mua được cái điện thoại rồi thì trong lòng họ rất vui vẻ.
Lúc đó mình nên hỏi họ:
“ Bạn có người bà con anh em nào mà có thể thích cái điện thoại này không?
Có thể cho mình email hay mời họ vào đây để tôi chỉ họ cái điện thoại này dùng như thế nào hoặc họ có cái điện thoại cũ để đem vào đây thay đổi.”
Anh không biết chuyện làm ăn bán điện thoại như thế nào nhưng nếu em đang bán điện thoại thì em nên nghiên cứu.
Trong 5 bước sẽ phụ em mỗi lần bán sản phẩm sẽ dễ dàng hơn.
Mong rằng em xem video vài lần vì tiếng Việt của anh không tốt, em nên học phương pháp và áp dụng vào sản phẩm mà em bán.
Mong rằng các em sẽ bán được nhiều sản phẩm và có thêm nhiều tiền.
Em đừng bao giờ đau lòng khi bán sản phẩm cho bà con anh em.
Họ vào cửa hàng vì họ có lý do vào đó, mình mà không bán cho họ sản phẩm của mình thì họ chạy sang cửa hàng khác mua sản phẩm khác.
Vì vậy trong lòng mình đừng bao giờ đau lòng, tự ái.
Mình đừng bao giờ bán sản phẩm dở vì trong lòng em không thể thiệt tình bán sản phẩm đó được.
Bởi vậy anh khuyên em bán thì nên bán những thứ tốt ví dụ như những cái điện thoại tốt.
Đừng tốn thì giờ bán những thứ dở, mình muốn bán sản phẩm cho người khác mà trong lòng mình biết rằng cái điện thoại này không được tốt.
Mình không đủ lòng tin tưởng để mình bán cho họ mạnh dạn.
Video này hơi dài chút nhưng mong rằng bạn hiểu phương pháp bán hàng như thế nào để em làm được nhiều tiền hơn.
Em thích video này thì ghi nhận xét ở dưới và bấm thumps up để anh biết để sau này anh làm video kiểu này.
Và em thấy video này trên facebook thì bấm like cho anh biết.
Cái like hay thumps up chỉ để anh biết bà con anh em có thích video của anh hay không để anh làm thêm hay không làm thêm.
Em biết người nào làm ăn mà không biết cách bán hàng thì chia sẻ video này với họ và chúng mình gặp lại sau.
===================================================
Nếu bạn thích video này thì hay bấm nút “Like” hay “Subscribe”.
Cảm ơn các bạn đã xem video này , chúng mình sẽ gặp lại sau.
Bạn có thể hỗ trợ blog này bằng cách quyên góp ở đây.
===================================================
Video transcription & editing has been provided by T. Ninh.
.
this video is good. can you use it to continue to help Vietnammies in the business.
i want to connect with you.
thank so much.
blessing you
tuyệt voi.thanks a nhiêu
@Mister Kil – EQ = Emotional Quotient. Your ability to manage your emotions is hundreds of times more important to your success then your IQ (Intelligent Quotient). You can be extremely smart but if you get emotional when you fail, receive criticism, or things don’t go your way, etc. Are you going to continue or give up?
You can learn more about the importance of being able to manage your emotions here:
http://phuongphapthanhcong.com/bi-mat-thanh-cong-3-phuong-phap-de-quan-ly-cam-xuc-cua-ban-de-thanh-cong/